Tôi đã từng gặp nhiều người rất siêng đi học Marketing khóa nào cũng ghi danh đi học, nhưng khi nghe anh ta nói ra vài câu thì mới vỡ lẽ là anh ta học nhiều thế nhưng không hiểu được bao nhiêu.
Vậy nếu bạn học Marketing (Marketing Online, Marketing Offline) mà cảm thấy "khó nuốt" thì cũng đừng lấy làm buồn lòng, Marketing có lẽ không phải là ngành dành cho bạn.
Marketing hình như cũng không thích hợp với các bạn có tư duy kỹ thuật cao, theo đó mọi thứ đều theo công thức có sẵn, mọi việc phải theo đúng trình tự 1,2,3... vì Marketing đòi hỏi luôn luôn phải sáng tạo. Nhưng nếu dân kỹ thuật mà lại giỏi Marketing thì vô cùng lợi hại, điển hình là Steve Job, một bậc thầy về marketing.
Học marketing để gọi là "biết 4P, 6P là gì" thì dễ, nhưng để nắm vững và có thể ứng dụng một cách biến hóa thì rất khó. Khó vì marketing là một môn còn tương đối mới ngay cả đối với cả nước Việt Nam mình, một quốc gia đang ở giai đoạn đầu hội nhập với thế giới và đang từng bước rủ bỏ các gốc kinh tế kế hoạch để làm quen với kinh tế thị trường.
Cái khó thứ hai là vì marketing là một kỹ năng kinh doanh có nhiều concept mà người học muốn tiếp thu được thì phải ở trong môi trường kinh doanh.
Như vậy, các bạn có truyền thống gia đình kinh doanh, buôn bán thì khi học marketing có lẽ dễ tiếp thu hơn các bạn xuất thân vùng nông thôn, chỉ quen sản xuất nông nghiệp.
Lời khuyên số 1: Để học marketing hiệu quả, bạn nên tìm cách dự phần, tham gia vào môi trường kinh doanh. Bằng cách ngoài giờ học, bạn có thể phụ cha mẹ bán hàng, tình nguyện đến giúp họ hàng những người có cơ sở kinh doanh, hoặc xin đi làm thêm tại các cơ sở buôn bán, kinh doanh, hoặc tự mình tổ chức kinh doanh nhỏ.
Bằng cách đó trong quá trình học khi tiếp xúc với những concept mới về kinh doanh, marketing hoặc thương hiệu... bạn có thể chiêm nghiệm, liên tưởng đến hoạt động kinh doanh mà bạn đang tham gia và sẽ cảm thấy dễ hiểu hơn những người không tham gia hoạt động kinh doanh.
Học lý thuyết cơ bản cộng với một ít trãi nghiệm kinh doanh thôi có lẽ cũng chưa ăn thua, vì lý thuyết marketing là sự tập hợp của nhiều hệ thống lý luận và nghiên cứu khoa học khác nhau, là sự đúc kết những tinh hoa của nền kinh tế thị trường, người ta liên tục khám phá thêm những điều mới và bổ sung theo thời gian. Như vậy học marketing là một sự nghiệp cả đời chứ không có điểm dừng.
Học marketing không chỉ để biết lý thuyết mà để làm marketing (ứng dụng vào thực tế). Để làm marketing hiệu quả, người làm marketing phải hiểu sự vận hành của một doanh nghiệp. Bao gồm toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp (gọi là chuỗi giá trị của doanh nghiệp), từ sản xuất đến phân phối, quảng bá, bán hàng, thương hiệu, chiến lược, tài chính, CNTT, R&D... và quan trọng là hiểu cách mà doanh nghiệp đó làm ra lợi nhuận.
Bên cạnh đó, người làm marketing phải thật am hiểu đối tượng mà doanh nghiệp đó phục vụ, tức là người trả tiền cho doanh nghiệp. Hiểu họ là ai, thu nhập bao nhiêu, chi tiêu thế nào, họ muốn gì, họ yêu gì, ghét gì, thói quen mua sắm và tìm kiếm thông tin của họ là gì, cộng đồng họ giao du, nơi họ hay lui tới .v.v.
Không chỉ thế, người làm marketing phải am hiểu sâu sắc tất cả những người tham gia trong việc phân phối và bán lẻ hàng hóa. Bất kỳ ai có dự phần trong việc đưa sản phẩm, dịch vụ đến với ngừoi mua/người tiêu dùng là đều phải được quan tâm.
Và trên đây là chúng ta mới chỉ nói đến những yếu tố có liên quan trực tiếp và những yếu tố nội bộ, thế còn những yếu tố gián tiếp và bên ngoài là gì? Đó là những yếu tố tác động từ môi trường vĩ mô (kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, công nghệ, môi trường), những tác lực của môi trường vi mô (đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, sản phẩm thay thế, các tổ chức ảnh hưởng...)
Lời khuyên số 2: Hàng ngày dành một thời lượng trong quỹ thời gian của bạn để cập nhật kiến thức: đọc báo, tạp chí, thông tin về kinh tế, xã hội, chính trị, luật pháp, công nghệ, môi trường, văn hóa... nói chung là kiến thức tổng quát.
Đọc các thông tin về doanh nghiệp, doanh nhân và suy ngẫm, phân tích để cố giải đáp cái hay, cái dở, cái đúng cái sai trong những việc họ làm. Đặc biệt tôi khuyên các bạn nên nghiên cứu các động thái của các doanh nghiệp (quảng cáo, sự kiện, tung sản phẩm mới, các nội dung pr, các chương trình khuyến mãi...) và tự đặt câu hỏi cho mình: tại sao họ làm thế? tại sao họ không làm như mình nghĩ? tại sao họ quảng cáo như thế? tại sao họ làm roadshow nơi nầy mà không làm nơi khác? tại sao họ khuyến mãi vào lúc nầy và chỉ dành cho mặt hàng nọ? tại sao và tại sao?
Và để làm được như trên có nghĩa là bạn phải hy sinh bớt thời gian xem phim, chơi game, tán gẫu, đọc những truyện giải trí vô bổ và lướt web chít chát!
Vậy nếu bạn học Marketing (Marketing Online, Marketing Offline) mà cảm thấy "khó nuốt" thì cũng đừng lấy làm buồn lòng, Marketing có lẽ không phải là ngành dành cho bạn.
Học marketing để gọi là "biết 4P, 6P là gì" thì dễ, nhưng để nắm vững và có thể ứng dụng một cách biến hóa thì rất khó. Khó vì marketing là một môn còn tương đối mới ngay cả đối với cả nước Việt Nam mình, một quốc gia đang ở giai đoạn đầu hội nhập với thế giới và đang từng bước rủ bỏ các gốc kinh tế kế hoạch để làm quen với kinh tế thị trường.
Cái khó thứ hai là vì marketing là một kỹ năng kinh doanh có nhiều concept mà người học muốn tiếp thu được thì phải ở trong môi trường kinh doanh.
Như vậy, các bạn có truyền thống gia đình kinh doanh, buôn bán thì khi học marketing có lẽ dễ tiếp thu hơn các bạn xuất thân vùng nông thôn, chỉ quen sản xuất nông nghiệp.
Lời khuyên số 1: Để học marketing hiệu quả, bạn nên tìm cách dự phần, tham gia vào môi trường kinh doanh. Bằng cách ngoài giờ học, bạn có thể phụ cha mẹ bán hàng, tình nguyện đến giúp họ hàng những người có cơ sở kinh doanh, hoặc xin đi làm thêm tại các cơ sở buôn bán, kinh doanh, hoặc tự mình tổ chức kinh doanh nhỏ.
Bằng cách đó trong quá trình học khi tiếp xúc với những concept mới về kinh doanh, marketing hoặc thương hiệu... bạn có thể chiêm nghiệm, liên tưởng đến hoạt động kinh doanh mà bạn đang tham gia và sẽ cảm thấy dễ hiểu hơn những người không tham gia hoạt động kinh doanh.
Học lý thuyết cơ bản cộng với một ít trãi nghiệm kinh doanh thôi có lẽ cũng chưa ăn thua, vì lý thuyết marketing là sự tập hợp của nhiều hệ thống lý luận và nghiên cứu khoa học khác nhau, là sự đúc kết những tinh hoa của nền kinh tế thị trường, người ta liên tục khám phá thêm những điều mới và bổ sung theo thời gian. Như vậy học marketing là một sự nghiệp cả đời chứ không có điểm dừng.
Học marketing không chỉ để biết lý thuyết mà để làm marketing (ứng dụng vào thực tế). Để làm marketing hiệu quả, người làm marketing phải hiểu sự vận hành của một doanh nghiệp. Bao gồm toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp (gọi là chuỗi giá trị của doanh nghiệp), từ sản xuất đến phân phối, quảng bá, bán hàng, thương hiệu, chiến lược, tài chính, CNTT, R&D... và quan trọng là hiểu cách mà doanh nghiệp đó làm ra lợi nhuận.
Bên cạnh đó, người làm marketing phải thật am hiểu đối tượng mà doanh nghiệp đó phục vụ, tức là người trả tiền cho doanh nghiệp. Hiểu họ là ai, thu nhập bao nhiêu, chi tiêu thế nào, họ muốn gì, họ yêu gì, ghét gì, thói quen mua sắm và tìm kiếm thông tin của họ là gì, cộng đồng họ giao du, nơi họ hay lui tới .v.v.
Không chỉ thế, người làm marketing phải am hiểu sâu sắc tất cả những người tham gia trong việc phân phối và bán lẻ hàng hóa. Bất kỳ ai có dự phần trong việc đưa sản phẩm, dịch vụ đến với ngừoi mua/người tiêu dùng là đều phải được quan tâm.
Và trên đây là chúng ta mới chỉ nói đến những yếu tố có liên quan trực tiếp và những yếu tố nội bộ, thế còn những yếu tố gián tiếp và bên ngoài là gì? Đó là những yếu tố tác động từ môi trường vĩ mô (kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, công nghệ, môi trường), những tác lực của môi trường vi mô (đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, sản phẩm thay thế, các tổ chức ảnh hưởng...)
Lời khuyên số 2: Hàng ngày dành một thời lượng trong quỹ thời gian của bạn để cập nhật kiến thức: đọc báo, tạp chí, thông tin về kinh tế, xã hội, chính trị, luật pháp, công nghệ, môi trường, văn hóa... nói chung là kiến thức tổng quát.
Đọc các thông tin về doanh nghiệp, doanh nhân và suy ngẫm, phân tích để cố giải đáp cái hay, cái dở, cái đúng cái sai trong những việc họ làm. Đặc biệt tôi khuyên các bạn nên nghiên cứu các động thái của các doanh nghiệp (quảng cáo, sự kiện, tung sản phẩm mới, các nội dung pr, các chương trình khuyến mãi...) và tự đặt câu hỏi cho mình: tại sao họ làm thế? tại sao họ không làm như mình nghĩ? tại sao họ quảng cáo như thế? tại sao họ làm roadshow nơi nầy mà không làm nơi khác? tại sao họ khuyến mãi vào lúc nầy và chỉ dành cho mặt hàng nọ? tại sao và tại sao?
Và để làm được như trên có nghĩa là bạn phải hy sinh bớt thời gian xem phim, chơi game, tán gẫu, đọc những truyện giải trí vô bổ và lướt web chít chát!
Theo Marketing chiến lược
0 nhận xét:
Đăng nhận xét